1. Điện tim là gì? Thế nào là đo điện tim?
Điện tim
– Điện tim là một thử nghiệm không xâm lấn, không gây đau đớn giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán được những vấn đề bất thường của tim. Trong y học, người ta thường sử dụng máy điện tim để phát hiện các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, chẩn đoán một số thay đổi, rối loạn về tim nói chung.
– Điện tâm đồ là những xung điện do tế bào cơ tim phát ra và đường biểu diễn những hoạt động này.
Đo điện tim
– Đo điện tim cũng còn được gọi là đo điện tâm đồ (tên viết tắt là EKG hoặc ECG). Đo điện tim là một khảo sát cơ bản giúp ghi lại những hoạt động điện học của cơ tim.
– Theo đó, cùng với mỗi nhịp đập của tim, các tín hiệu điện sẽ di chuyển và lan truyền từ đỉnh đến đáy tim, quy định tần số đập của tim. Quá trình di chuyển làm co tim và bơm máy đi và tiến trình này sẽ lập lại theo mỗi nhịp đập của tim.
2. Vì sao cần đo điện tim?
Thực tế cho thấy, hiện nay tình trạng tử vong và bệnh tật liên qua đến bệnh tim mạch đã trở nên phổ biến. Các cơn đau tim hay đột quỵ vẫn diễn ra khiến con người cảm thấy lo lắng nhiều. Chính vì thế, việc theo dõi các triệu chứng, tín hiệu liên quan đến các bệnh tim mạch ( nhịp tim, dạng sóng, …) và phòng bệnh luôn được mọi người đặt lên hàng đầu.
Việc đo điện tim hay đo điện tâm đồ sẽ giúp phát hiện ra các rối loạn dẫn truyền trong tim; phát hiện ra các trường hợp thiếu máu cơ tim cụ thể là những cơ địa bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp, tiều đường nhưng không có triệu chứng đau ngực; phát hiện các trường hợp cấp tính (nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim cấp…) gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
3. Khi nào bạn cần đo điện tim?
Tại Việt Nam, bệnh tim mạch thường xảy ra ở lứa tuổi từ 25 – 35 tuổi. Những bệnh van tim hậu thấp như hẹp, hở van 2 lá, hở van động mạch chủ, tim bẩm sinh… Huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương trên 90mmHg được xem là cao bất kể tuổi tác và giới tính.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh tim mạch thường gặp thường do các nguyên nhân chính như:
- Do di truyền
- Chế độ ăn uống không hợp lý
- Điều kiện sống, sinh hoạt…
– Vì thế, để chẩn đoán được một số biều hiện chứng tỏ bị đau tim thì chúng ta cần lưu ý đến các triệu chứng thường gặp là mệt, khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm, đau ngực, hồi hộp, tím tái, ngất, đau ngực sau xương ức, khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm,phù, ho ra máu… cần sớm thăm khám và chẩn đoán để đưa ra cách phòng và trị bệnh hiệu quả.
4. Những trường hợp nào được chỉ định đo điện tim ?
– Chẩn đoán rối loạn nhịp tim: bất thường tại vị trí phát ra nhịp (nút xoang, nút nhĩ nhất, cơ tim) sẽ cho hình ảnh nhịp tim bất thường trên điện tâm đồ;
– Chẩn đoán phì đại cơ nhĩ, cơ thất: quá trình khử cực, tái cực của cơ tim sẽ thay đổi, qua đó trên giấy ghi điện tâm đồ sẽ cho những gợi ý nhất định về tình trạng buồng tim lớn.
– Chẩn đoán rối loạn dẫn truyền: việc tổn thương hay mất mạch lạc trong dẫn truyền sẽ cho thấy hình ảnh bất thường về nhánh điện học của tim trên điện tâm đồ (Block AV, Block nhánh tim).
– Chẩn đoán các giai đoạn nhồi máu cơ tim: khi cơ tim bị thiếu máu và dưỡng khí có thể dẫn đến tổn thương hay hoại tử, khả năng dẫn truyền điện của cơ tim sẽ thay đổi. Sự thay đổi này được ghi nhận trên điện tâm đồ, đây là một trong những chẩn đoán giá trị nhất của phương pháp cận lâm sàng tim mạch này.
– Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ cơ tim: cơ tim thiếu máu sẽ cho thấy hình ảnh sóng T trên điện tâm đồ dẹt, sóng T âm.
– Chẩn đoán các rối loạn điện giải: điện tim là do sự di chuyển của các ion (natri, kali, canxi…). Khi có sự thay đổi nồng độ các chất này, điện tâm đồ có khả năng sẽ thay đổi theo.
– Chẩn đoán các tổn thương ở cơ tim, màng ngoài tim.
– Theo dõi máy tạo nhịp.
– Chẩn đoán một số ngộ độc thuốc: digoxin làm thay đổi đoạn ST của mọi cực, thuốc chống trầm cảm 3 vòng làm dài đoạn QT.
– Ngoài ra, điện tâm đồ còn được chỉ định trong nhiều trường hợp không đặc hiệu: người cao tuổi (người nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch cao), bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu (mỡ máu), đái tháo đường, hút thuốc lá, đau thắt ngực, hồi hộp trống ngực, khó thở, tiền sử có ngất hoặc nhập viện cấp cứu vì bất kể nguyên nhân gì… thường được chỉ định thực hiện đo điện tim.
3.Cách lắp điện cực điện tim
– Gắn các điện cực chi vào các vị trí điện cực trên cơ thể. Trước hết, hãy làm sạch các nơi đặt các điện cực được đặt điện cực bằng cồn 75%, sau đó bôi một lương gel nhỏ lên chỗ đã làm sạch da:
– Màu đỏ R (RA): Cánh tay phải / Cơ delta phải
– Màu vàng L (LA): Tay trái / Cơ delta trái
– Màu đen RF (RL): Chân phải / Chân trên càng gần thân càng tốt
– Màu xanh lá cây F (LL): Chân trái / Chân trên càng gần thân càng tốt
Khi tất cả các điện cực đã được áp dụng, hãy gắn các dây dẫn ngực liên kết, với cáp cho mỗi dẫn dẫn nằm thấp hơn điện cực (để giảm lực căng trên dây).
Dùng cồn để làm sạch các vị trí đặt điện cực. Áp dụng cho sáu điện cực trong các điểm sau:
– V1: Khoang liên sườn thứ 4 cạnh xương ức bên phải
– V2: Khoang liên sườn thứ 4 ở bờ trái xương ức
– V3: Khoảng giữa điện cực V2 và V4
– V4: Khoang liên sườn thứ 5 ở giữa xương đòn
– V5: Đường nách trước bên trái ngang với V4
– V6: Đường giữa nách trái ngang với V4 và V5
5. THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT SẢN PHẨM BTL – 08 LT ECG
MÁY ĐIỆN TIM 12 KÊNH
- Model:BTL-08 LT – ECG
- Hãng SX: BTL
- Nước SX: Anh
- Năm sản xuất:2022, hàng mới 100%
- Đạt tiêu chuẩn: ISO 13485, ISO 9001:2008, CE, FDA
Thông số kỹ thuật
- Màn Hình:Cảm ứng màu
- Kích thước[mm]:118 x 89
- Độ phân giải [pixel]:640 x 480
- Bàn Phím
- Kết hợp chữ và số
- Chức năng
- Bảng chạm cảm ứng
- Hiển Thị Khi Hết Pin:Âm báo, đèn chỉ thị
- Kiểm Tra Tiếp Xúc Kênh:Có, độc lập cho từng kênh
- Độ Rộng Khổ Giấy In [mm]:112
- Loại Giấy In:Giấy fax, giấy in nhiệt gấp chữ Z khổ A5, giấy cuộn in nhiệt A5.
- Loại Máy In:Máy in nhiệt hoặc máy in ngoài kết nối bằng USB
- Tốc Độ In [mm/s]:5; 10; 25; 50
- Độ Nhạy In [mm/mV]:2.5; 5; 10; 20
- Số Chuyển Đạo:12
- Số Chuyển Đạo Hiển Thị:3,6,12
- Các Chuyển Đạo Được Đo:I, II, III, aVR, aVL, aVF, V1, V2, V3, V4,V5,V6
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.